Hướng dẫn cách đọc thông số trên bình ắc quy
Nhiều lái xe hoặc chủ xe khi muốn thay bình nhưng không biết xe mình là bình gì. Trong nhiều trường hợp, thợ bình ắc quy cũng không biết xe khách hàng đang sử dụng bình gì để mang đi lắp, nhất là những nơi ở xa hoặc đêm tối.
Để trợ giúp cho các chủ xe hoặc tài xế, hãy làm theo cách sau để được trợ giúp chính xác. Các bước tuần tự như sau:
1) Đọc tên xe đang sử dụng:
Mỗi loại xe có một hoặc nhiều loại ắc quy tương ứng. Khi đọc tên xe, thợ ắc quy sẽ hỏi hỏi dùng loại to hơn hay nguyên bản. Ví dụ xe Kia Monirng nguyên bản là bình 12V-40Ah, có thể dùng loại 12V-35Ah hoặc 12V-40Ah, 12V-42Ah hoặc 12V-43Ah,...
Với trường hợp xe tải, câu hỏi sẽ là một hay hai bình.
Chú ý khi mua hàng trên mạng, nếu hỏi nhiều cửa hàng ắc quy, thường cửa hàng sẽ trả lời giá bình thấp nhất (dung lượng nhỏ nhất) để cạnh tranh.
2) Đọc mã bình trên xe:
Trên mỗi bình đều có một mã sản phẩm của nhà sản xuất, hay nói cách khác là tên bình. Tên bình sẽ cho biết dung lượng danh định của bình đó. Nếu đọc đúng tên, rất dễ để hai bên làm việc tiếp.
Ví dụ: trên bình ghi 50B24LS (dùng cho Civic, CRV, Yaris, Corona, Vios,...) thì cách đọc như sau:
Số "50": Dung lượng danh định của bình. Thông thường, ở chế độ phóng 20 giờ, dung lượng là 45 Ampe giờ, hay đọc là bình 45.
Chữ "B": Chiều ngang bình dạng B là 127 mm, chữ "D": 172 mm, ...
Số "24": Chiều dài bình là 24 cm.
Chữ "L": Left - Bình cọc trái (xem phần dưới), nếu cọc phải ghi là R - Right hoặc không ghi gì.
Chữ "S": Nếu bình có 2 loại cọc thì nó là Cọc to.
Vậy đọc nhanh bình trên là: Bình 45 trái, cọc to!!!
3) Áng chừng kích thước bình:
Trong trường hợp không đọc được tên bình, kích thước bình là yếu tố để nhận dạng nhanh. Yếu tố này sẽ được hỏi thêm với dòng xe nên không cần chính xác lắm.
Các kích thước áng chừng chiều dài bình có thể gặp là: 1 gang tay (bằng là 20 cm - bình *B20 của dongnai, ngắn hơn là 19 cm - bình *B19), hơn 1 gang tay chút (23 cm - bình *D23), hơn 1 gang tay + 1 ngón (26 cm - bình *D26), gang rưỡi (31 cm- bình *D31 hoặc N70, N85), gần 2 gang (36 cm - bình DIN100), 2 gang (41 cm - bình N100), 2 gang rưỡi (51 cm - bình N120, N150 hoặc N200).
4) Các lưu ý khác:
- Bình kín khí và bình nước: Phân biệt bằng các nút mở trên nắp bình.
- Bình cọc trái hoặc cọc phải: Áp chiều dài bình và quay phần 2 cọc hướng về bụng, nếu cọc âm bên trái thì đó là cọc L (trái), ngược lại, cọc dương bên trái thì đó là cọc R (Right).
- Bình cọc nổi hay cọc chìm: Bình có cọc chìm là bình có 2 cọc thụt thấp không cao hơn bề mặt tổng trên cùng.
- Bình cọc to hay cọc nhỏ: Cọc to có đường kính từ 14 - 15 mm, cọc nhỏ có đường kính 12 - 13 mm.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp chủ xe và tài xế có cái nhìn sâu hơn về ắc quy trên xe của mình.
Quy trình thực hiện kích nổ ắc quy an toàn - Có thể bạn chưa biết
Khởi động xe bằng cáp dự phòng luôn là giải pháp lý tưởng cho tình trạng ắc quy hết điện. Vậy bạn đã biết quy trình thực hiện giải pháp trên một cách an toàn chưa ? Bài viết dưới đây sẽ trang bị cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích.
CÁCH THỰC HIỆN:
- Nối đầu dây đỏ với cực dương của ắc quy, có ký hiệu là dấu (+) và có nắp màu đỏ. Cần chú ý đầu dây đỏ không được để chạm đất hay chạm vào thân xe vì rất nguy hiểm.
- Nối đầu còn lại của dây đỏ với cực dương (+) của ắc quy trên xe hoặc của xe ô tô khác.
- Nối một đầu dây đen với cực âm (-) của ắc-quy trên xe hoặc của xe ô tô khác.
- Nối đầu đây đen còn lại với chi tiết bằng kim loại không sơn trên thân động cơ (của xe hỏng ắc quy). Tuyệt đối không nối vào cực âm của ắc quy chết, có thể gây tia lửa điện, tăng nguy cơ cháy nổ.
- Để động cơ chạy không tải trong vài phút để nạp thêm điện cho ắc quy, đồng thời giảm được dòng điện phóng từ ắc quy kích nổ sang ắc quy chết. Sau đó, hãy ngắt kết nối dây kích với bình.
- Không để 2 đầu dây nối chạm vào nhau hoặc dây dương chạm vào thân xe.
- Duy trì cho động cơ chạy 20 - 30 phút, trong thời gian này hãy tắt đèn, điều hòa, radio, đầu đĩa và các thiết bị tiêu thụ điện khác để tất cả điện năng từ máy phát dồn vào nạp cho ắc-quy.
Để không bị hết ắc quy và chết máy giữa đường bạn nên:
1) Chuẩn bị 1 bình ắc quy dự phòng theo xe.
2) Luôn có 1 bộ cáp nối điện trên xe.
3) Nếu không có ắc quy dự phòng thì cần tiến hành nối điện nhờ từ xe ô tô khác.
- Nối đầu dây đỏ với cực dương của ắc quy, có ký hiệu là dấu (+) và có nắp màu đỏ. Cần chú ý đầu dây đỏ không được để chạm đất hay chạm vào thân xe vì rất nguy hiểm.
- Nối đầu còn lại của dây đỏ với cực dương (+) của ắc quy trên xe hoặc của xe ô tô khác.
- Nối một đầu dây đen với cực âm (-) của ắc-quy trên xe hoặc của xe ô tô khác.
- Nối đầu đây đen còn lại với chi tiết bằng kim loại không sơn trên thân động cơ (của xe hỏng ắc quy). Tuyệt đối không nối vào cực âm của ắc quy chết, có thể gây tia lửa điện, tăng nguy cơ cháy nổ.
- Để động cơ chạy không tải trong vài phút để nạp thêm điện cho ắc quy, đồng thời giảm được dòng điện phóng từ ắc quy kích nổ sang ắc quy chết. Sau đó, hãy ngắt kết nối dây kích với bình.
- Không để 2 đầu dây nối chạm vào nhau hoặc dây dương chạm vào thân xe.
- Duy trì cho động cơ chạy 20 - 30 phút, trong thời gian này hãy tắt đèn, điều hòa, radio, đầu đĩa và các thiết bị tiêu thụ điện khác để tất cả điện năng từ máy phát dồn vào nạp cho ắc-quy.
Để không bị hết ắc quy và chết máy giữa đường bạn nên:
1) Chuẩn bị 1 bình ắc quy dự phòng theo xe.
2) Luôn có 1 bộ cáp nối điện trên xe.
3) Nếu không có ắc quy dự phòng thì cần tiến hành nối điện nhờ từ xe ô tô khác.